Jump to content

Ngôn ngữ tại Translatewiki.net

From translatewiki.net
This page is a translated version of the page Translatewiki.net languages and the translation is 100% complete.

Các ngôn ngữ được hỗ trợ

translatewiki.net là cộng đồng nhà phát triển phần mềm và bản dịch của con người. Các ngôn ngữ được hỗ trợ ở đây đã được kích hoạt để địa phương hóa và có ít nhất một biên dịch viên thêm mình vào cổng thông tin ngôn ngữ. Danh sách các ngôn ngữ được hỗ trợ cũng liệt kê ra các biên dịch viên, là những người đã tình nguyện dịch ngôn ngữ đó trong cổng thông tin của nó. Bạn cũng có thể xem bản đồ các ngôn ngữ được hỗ trợ theo ngữ hệ. Các ngôn ngữ chưa liệt kê ra các biên dịch viên có thể xem tại thể loại Languages without translators.

Biến thể ngôn ngữ

Các biến thể ngôn ngữ có thể được kích hoạt nếu:

  • ngôn ngữ thường được viết bằng hơn một hệ chữ viết, ví dụ: Tiếng Tatar Krym
  • phương ngữ có biến thể đáng kể, ví dụ: Tiếng Tây Ban Nha
  • có cách xưng hô trang trọng và không trang trọng, ví dụ: Tiếng Hungary

Chính sách về việc kích hoạt bản dịch ngôn ngữ

Chính sách hiện tại của chúng tôi về việc phê duyệt một ngôn ngữ mới để địa phương hóa tại translatewiki.net là:

  • ngôn ngữ được bao gồm trong tiêu chuẩn mới nhất phát hành bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO-639 3).
  • ngôn ngữ có thể được viết bằng Unicode.
  • có một thành viên có trình độ ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc tương đương mong muốn được biên dịch ngôn ngữ.
  • ngôn ngữ này phải là một ngôn ngữ vẫn đang sử dụng và có mục đích chung.

Ngôn ngữ và mã lỗi thời

Có một lượng ngôn ngữ đã được kích hoạt trên translatewiki.net (và trên Wikipedia) trước khi có chính sách về việc phê duyệt ngôn ngữ mới được tạo. Một vài ngôn ngữ có thể không được phê duyệt dưới chính sách hiện tại, nhưng vẫn được kích hoạt và có thể tiếp tục địa phương hóa. Một ngôn ngữ hiếm khi bị vô hiệu hóa, ví dụ như tiếng Klingon; trong trường hợp này, các trang đặc biệt không còn khả dụng nữa, nên ngôn ngữ đó được coi là không hợp lệ.

Tuy nhiên, dù một ngôn ngữ được hỗ trợ không cần thiết phải có đầy đủ chức năng: các biên dịch viên cần phải được xuất ra và kích hoạt bởi các dự án đích; chẳng hạn, một ngôn ngữ được xuất sang MediaWiki chỉ khi có một phần tốt của giao diện đã được dịch; hơn nữa, một số ngôn ngữ không được xuất sang để chờ khắc phục sự cố hoặc vì chúng không còn hữu ích nữa, ví dụ như tiếng Albani Tosk (als) có mã ngôn ngữ được sử dụng bởi tiếng Alemanni có sự mâu thuẫn với gsw, mã thực sự của ngôn ngữ đó.

translatewiki.net được thành lập để hỗ trợ việc địa phương hóa MediaWiki. Nó vẫn còn tiếp tục là trường hợp hầu hết các ngôn ngữ được kích hoạt tại translatewiki.net cũng có các dự án tại Wikimedia.

Nếu một ngôn ngữ được liệt kê dưới dạng mã 3 chữ trong tiêu chuẩn ISO 639-3 và cũng có mã 2 chữ trong danh sách ISO 639-1 thì ở đây mã 2 chữ được chọn. Đôi khi, những thay đổi trong danh sách mã ISO 639-3 sẽ có nghĩa là cần phải thay đổi một mã ở đây, mã cũ khi đó sẽ bị vô hiệu hóa. Một vài mã ngôn ngữ bất thường cũng đã phát sinh do những thay đổi trước đây của mã translatewiki.net và ISO.

Kích hoạt một ngôn ngữ mới để địa phương hóa tại translatewiki.net

Nếu bạn muốn bắt đầu một dự án địa phương hóa ngôn ngữ với mã zxx, vui lòng yêu cầu dự án này tại Hỗ trợ. Bạn sẽ cần phải cung cấp các thông tin sau:

  • Một mã ngôn ngữ từ ISO 639-3 hoặc từ trang Ethnologue (ví dụ: [de] cho tiếng Đức)
    Chú ý: trang Ethnologue bây giờ cho phép điều hướng miễn phí có giới hạn, nếu không nó sẽ yêu cầu mua gói đăng ký để có thông tin rõ ràng.
    Trang tham khảo tốt khác cũng liên kết bởi ISO 639 là Glottolog.org, nó còn cho phép tìm kiếm ngôn ngữ và nhận thông tin về các phương ngữ, phân loại số lượng người nói ước tính, vị trí theo quốc gia và đồng thời liệt kê ra các tên gọi khác hoặc gần đúng trong các ngôn ngữ khác nhau. Lưu ý rằng Glottolog chứa nhiều ngôn ngữ hơn ISO 639, cho nên nó phải sử dụng mã riêng thay vì mã của ISO 639 đối với một số ngôn ngữ: những ngôn ngữ này vẫn chưa phải là một phần của ISO 639 vì thiếu nghiên cứu học thuật để biện mình cho việc tiêu chuẩn hóa chúng, nhưng có nguồn thông tin đáng tin cậy có thể bị lỗi thời hoặc quan điểm trái ngược nhau giữa các tác giả; trang Glottolog được dựa trên các bài nghiên cứu hoặc bài báo cáo được làm trên Linguists List và nó được cập nhật thường xuyên; nó cũng chứa các bản ghi sổ sách kế toán về các mã ngôn ngữ cũ lỗi thời bởi các tìm kiếm gần đây hơn hoặc bởi các bảng mã mới hơn và ít mơ hồ hơn trong ISO 639.
  • Tên ngôn ngữ trong tiếng Việt và ngôn ngữ của chính nó (v.d. “Tiếng Đức – Deutsch” [de])
  • Ngôn ngữ này viết từ phải sang trái hay là từ trái sang phải?
  • Nếu ngôn ngữ thường được viết bằng hơn một chữ viết, vui lòng nói chữ viết nào nên kích hoạt. Các biến thể khác có thể được kích hoạt nếu và khi biên dịch viên các biến thể đó tình nguyện.
  • (Đối với MediaWiki) Ngôn ngữ có nên chuyển sang ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh không? Nếu có thì là ngôn ngữ nào?

Bạn có thể nhập thông tin này bằng cách tạo một cổng thông tin ngôn ngữ:

  • Bắt đầu tạo trang Portal:zxx cho ngôn ngữ với mã [zxx];
  • Sau đó nhập bản mẫu {{Portal}} với bất kỳ tham số nào cần thiết cho ngôn ngữ của bạn; xem các ví dụ: figan.

Nếu bạn mong muốn tự biên dịch ngôn ngữ:

  • Tạo tài khoản trên translatewiki.net.
  • Yêu cầu cấp quyền biên dịch tại Support.
  • Thiết lập ngôn ngữ trợ giúp mà bạn muốn xem bản dịch của một thông điệp cụ thể khi chỉnh sửa theo tùy chọn người dùng.
  • Nhập tên của bạn vào mục biên dịch viên của cổng thông tin ngôn ngữ.

Nếu bạn không có ý định tự biên dịch, vui lòng giải thích cách thức hỗ trợ hoặc cách thức tuyển dụng biên dịch viên. Thông thường, một ngôn ngữ không được kích hoạt cho đến khi có ít nhất một thành viên nhập tên mình vào mục biên dịch viên phía dưới cổng thông tin.

Nhà phát triển

Các tệp sau phải được chỉnh sửa để làm cho một ngôn ngữ có sẵn để dịch tại translatewiki.net:

  1. Trong jquery.uls kho lưu trữ tại GitHub, tệp “data/langdb.yaml” bắt buộc phải bao gồm một ngôn ngữ. Bạn cần phải xác định hệ chữ viết, tên tự xưng và châu lục ngôn ngữ này được sử dụng.
  2. Sau khi thay đổi tệp này, hãy chạy “ulsdata2json.php” để tạo lại các tệp cơ sở dữ liệu trước khi gửi pull request. Ví dụ với tiếng Nyungar.
  3. Sau khi pull request trong GitHub đã được hợp nhất, cập nhật tiện ích MediaWiki UniversalLanguageSelector bằng cách chạy “scripts/update-jquery-uls.sh” và gửi bản vá cho Gerrit. Ví dụ trong đó có tiếng Nyungar.
  4. Trong kho lưu trữ translatewiki.net tại Gerrit, cập nhật tệp “LanguageSettings.php”. Ví dụ về tiếng Nyungar.

Sau khi tất cả các bản vá trên đã hợp nhất, cấu hình máy chủ và tiện ích UniversalLanguageSelector phải được cập nhật trên máy chủ translatewiki.net sản xuất bởi một nhân viên có quyền truy cập shell.

Địa phương hóa cho các ngôn ngữ chưa kích hoạt tại translatewiki.net

Nếu bạn muốn địa phương hóa một ngôn ngữ không đủ điều kiện để đưa vào translatewiki.net, thì bạn có thể chọn thiết lập một wiki mới, thiết lập để sử dụng mã ngôn ngữ ưa thích của bạn làm ngôn ngữ chính.

Ngưỡng xuất

Mỗi dự án đều đặt ngưỡng xuất riêng của nó, đây là mức độ hoàn thiện tối thiểu của việc địa phương hóa trước khi xuất sang dự án. Những lưu ý về ngưỡng xuất là nằm trong các trang dự án riêng.

Tên ngôn ngữ

Tên ngôn ngữ tự xưng (tên của một ngôn ngữ trong ngôn ngữ chính nó) và tên ngôn ngữ địa phương hóa thường không được thiết lập ở đây tại translatewiki.net. Thay vào đó, chúng thường được rút ra từ cơ sở dữ liệu tên ngôn ngữ tại Kho lưu trữ dữ liệu địa phương chung (CLDR). Dữ liệu này được nhập vào bằng tiện ích CLDR của MediaWiki, được cập nhật bất cứ khi nào CLDR ra mắt bản phát hành mới.

Nếu một ngôn ngữ chưa được dịch sang ngôn ngữ của bạn trên CLDR, thì tệp dữ liệu sẽ chứa tên ngôn ngữ trong ngôn ngữ dự phòng được sử dụng trong CLDR cho ngôn ngữ của bạn; xem thảo luận về tiếng Sorb này.

Nếu CLDR chưa có thiết lập ngôn ngữ của bạn, thì bạn có thể yêu cầu tại đó để các trang web và chương trình khác có thể cung cấp một giao diện trong ngôn ngữ của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn không thể thêm thiết lập ngôn ngữ vào CLDR hoặc CLDR không hỗ trợ tên ngôn ngữ bạn muốn biên dịch, bạn có thể yêu cầu hỗ trợ tên ngôn ngữ cho translatewiki.net và MediaWiki tại Support trên translatewiki.net.

Ngoài ra, nếu có lỗi trong tên tự xưng của ngôn ngữ, vui lòng báo cáo lỗi này tại Support để tên chính xác mới nhập được trong cơ sở dữ liệu tiện ích CLDR của MediaWiki và ghi đè tên do CLDR cung cấp. Nếu có bất kỳ thiếu sót hoặc sai sót nào trong tên ngôn ngữ được dịch (bao gồm tên tiếng Anh) thì vui lòng đăng thông tin chính xác tới CLDR.

Các dự án khác được địa phương hóa tại translatewiki.net không cần thiết phải dùng cơ sở dữ liệu từ tiện ích CLDR và có thể bạn cần liên hệ trực tiếp một dự án để địa phương hóa tên ngôn ngữ tại đó.

Ngôn ngữ dự phòng (MediaWiki)

Xem thêm “Ngôn ngữ dự phòng là gì?” trong Câu hỏi thường gặp.

translatewiki.net luôn hiển thị thông điệp gốc trong tiếng Anh khi đang sửa đổi một thông điệp cụ thể. Bạn có thể chọn và xem thông điệp trong các ngôn ngữ khác khi đang sửa bằng cách đặt các ngôn ngữ trợ giúp vào danh sách trong tùy chọn của bạn.

Một ngôn ngữ dự phòng được sử dụng trong giao MediaWiki trên các wiki khác. Khi một bản dịch tại ngôn ngữ chính (trang web) của một wiki chưa có trong Special:Translations thì thông điệp sẽ hiển thị bằng ngôn ngữ dự phòng.

Ngôn ngữ dự phòng cũng có thể có một ngôn ngữ dự phòng con, tạo ra một chuỗi ngôn ngữ dự phòng. Cuối cùng, tất cả các ngôn ngữ sẽ chuyển sang ngôn ngữ dự phòng mặc định là tiếng Anh. Nếu một thông điệp chưa được biên dịch sang ngôn ngữ trang web hoặc ngôn ngữ dự phòng đầu tiên, thì nó sẽ được hiển thị bằng ngôn ngữ dự phòng tiếp theo và cứ thế sang tiếng Anh.

Các thông điệp MediaWiki không tồn tại trong tiếng Anh là cực kỳ hiếm. Thông thường chúng chỉ ra lỗi lập trình chưa được phát hiện, nhiều lỗi thường là lỗi đánh máy trong tên thông điệp. Các thông điệp không tồn tại được hiển thị bằng tên thông điệp đặt trong dấu ngoặc nhọn, chẳng hạn như ⧼message_name⧽.

Ngôn ngữ đự phòng được yêu cầu và cam kết với MediaWiki tại translatewiki.net, thường là một phần của việc kích hoặt ban đầu của một ngôn ngữ, nhưng có thể được yêu cầu sau nếu cần thiết. Nếu bạn muốn đổi định nghĩa trong ngôn ngữ dự phòng thì vui lòng yêu cầu tại Wikimedia Phabricator. Các ngôn ngữ dự phòng trong MediaWiki được liệt kê trong bảng này.

Ngôn ngữ dự phòng hữu ích khi có một ngôn ngữ quen thuộc với ngôn ngữ thư hai hơn tiếng Anh đối với người nói ngôn ngữ mục tiêu. Nói một cách riêng biệt, điều này hữu ích khi ngôn ngữ dự phòng và ngôn ngữ mục tiêu có cùng chữ viết ngoài chữ Latinh hoặc hương viết.

Khi có một đề xuất các ngôn ngữ dự phòng thay thế (ví dụ, khi một ngôn ngữ ít sử dụng được sử dụng trong nhiều quốc gia) thì nhân viên tại translatewiki.net sử dụng phán đoán của họ để chỉ định phương án dự phòng có khả năng phục vụ tốt nhất cho số lượng độc giả wiki tiềm năng lớn nhất. Một ngôn ngữ dự phòng có cùng chữ viết với ngôn ngữ mục tiêu sẽ được sử dụng nếu có.

Biểu đồ các ngôn ngữ dự phòng tính đến tháng 4 năm 2024 (biểu đồ được thay đổi một chút, với các ngôn ngữ dự phòng được xác định từ ngôn ngữ mới được thêm vào, hoặc thay đổi cho một số ngôn ngữ).

Tính đến năm 2011, tất cả các ngôn ngữ dự phòng đều được liệt kê rõ ràng trong mã thay vì được xác định hoàn toàn bởi ngôn ngữ dự phòng của ngôn ngữ dự phòng khác. Vì vậy, về mặt ký thuật, có thể có chuỗi dự phòng A → B → C, ngay cả khi B không chuyển thành C.

Một đề xuất cho phép người dùng đã đăng nhập thiết lập ngôn ngữ dự phòng theo sở thích của họ đang được nêu tại Wikimedia Phabricator.

Địa phương hóa translatewiki.net

translatewiki.net hiện chỉ có thể có ngôn ngữ cho các thông điệp gốc, tức là tiếng Anh. Các phần mềm viết bằng ngôn ngữ khác cũng sẽ cần phải biên dịch sang tiếng Anh để địa phương hóa tại đây hoặc tại trang web khác sử dụng translatewiki.net, nhưng nếu ngôn ngữ của trang web gần giống với ngôn ngữ phần mềm gốc.

Một số nội dung của dự án và trang trợ giúp cũng có thể được dịch bằng tiện ích mở rộng Translate.